default-logo

Thăm suối cá thần và khám phá câu chuyện đầy huyền bí

Comment are off

Thanh Hóa mãnh đất địa linh nhân kiệt nơi lưu giữ những danh thắng nổi tiếng, và nhiều điều lỳ kỳ luôn cuốn hút du khách bốn phương khi có dịp đặt chân đến nơi đây. Từ lâu đời, ở Thanh Hóa có một dòng suối ở miền núi phía tây tỉnh nơi tập trung hàng ngan loại cá sinh sống với mật độ dày đặc. Đồng bào nơi đây gọi là suối cá thần nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Suối cá thần ở Cẩm Thủy chỉ cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 80 km về phía tây Bắc.

Suối cá thần Cẩm Lương còn có tên gọi khác là Móc Ngọc, nơi đây có hàng nghìn loài cá lớn nhỏ sinh sống, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg như Cá dốc, cá chài, cá mại. Mỗi loài cá ở đây đều có hình thù rất lạ, với đủ màu sắc từ đỏ, xanh, hồng,..Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc rất đẹp.

dong-suoi-ngoc

Dòng suối Ngọc nơi các hàng nghìn loài cá thần sinh sống

Có lẽ rất nhiều du khách khi lần đầu tiên đến nơi đây đều có chung một cầu hỏi: Tại sao nơi đây lại nhiều cá sinh sống tập trung đến vậy? Và vì sao người dân nơi đây lại tồn thờ gọi là cá thần? Đó là một câu chuyện lỳ kì gắn với dòng suối nơi hàng nghìn loài cá sinh sống nơi đây.

suoi-ca-than

Cá ở suối cá thần có nhiều màu sắc khác nhau

Câu chuyện gắn liền với truyền thuyết về thần rắng: Thuở xưa, có vợ chồng tuổi đã cao vẫn chưa có con. Một hôm người vợ đi xúc cá vô tình xúc được một quả trứng lạ. Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm thấy gà cục tác, bà ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng quá hai vợ chồng mang rắn ra suối Ngọc để thả, kì lạ thay cứ thả thì tối lại thấy rắn về nhà. Như một cơ duyên, hai vợ chồng quyết định nuôi rắn.

Từ khi có rắn trong nhà, ruộng đồng có đủ nước cấy cày, cảnh hạn hán kéo dài trong vùng không còn. Rắn sống với gia đình và bản làng người Mường trong cảnh thanh bình, no ấm… Bỗng một đêm trời mưa to, sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác Rắn nằm chết dạt vào chân núi Trường Sinh. Biết ơn Rắn, dân làng chôn xác Rắn ngay dưới chân núi và lập đền thờ.

den-tho-ran-o-suoi-ca-than

Đến thờ Rắn nằm ngay cạnh cửa hang suối cá thần

Sau đó, dân làng được thần linh báo mộng cho biết, Rắn đã có công đánh nhau với thủy quái về phá hoại bản làng và được Thượng đế phong thần hiệu “Tứ phủ Long Vương”… Cũng từ đó, tại suối Ngọc xuất hiện đàn cá cả ngàn con ngày đêm về chầu và người dân trong vùng gọi đó là “cá thần”, không ai dám ăn thịt hay làm hại đàn cá. Vì vậy cá ở đây rất dạn người.

Tuy nhiên có nhiều bậc cao niên sống lâu đời ở đây lại có một cách giải thích khác về nguồn gốc của loài cá. Vào thế kỷ 11 sau một trận lũ lịch sử có hai nguồn nước, một nguồn từ suối chảy xuống, một nguồn từ sông đổ vào. Cá của suối Ngọc bây giờ chính là cá từ sông chảy vào. Do đây là đoạn trũng nhất của suối nên khi nước rút, cá bị kẹt lại, không thoát ra ngoài được. Từ đó, đàn cá sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều.

Cho đến nay, câu chuyện về nguồn gốc của dòng suối cá vẫn còn là những bí ẩn không lời giải đáp. Người dân nơi đây tin về loài cá thần sẽ mang lại may mắn và bình yên cho cuộc sống của họ, do đó không một bai trong vùng dám bắt cá để ăn. Đặc biệt, người dân thường dùng nguồn nước ở dòng suối này để sinh hoạt.

Ngày nay, suối cá thân luôn thu hút lượng lớn du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng đàn cá thần. Bên cạnh đó, du khách còn được khám phá những hang động bên trong lòng núi như động Đăng và động Tăng. Trong các dịp lễ tết, người dân địa phương đều đến đây làm lễ cầu may đến cho gia đình mình.

Comments

About the Author
Bad Authentication data.