default-logo

Những lễ hội truyền thống đặc sắc ở Hà Giang

Comment are off

Du lịch Hà Giang khám phá những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bảo dân tộc nơi đây là một trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ nhất mà bạn nên trải qua. Hà Giang vùng đất cao nguyên đá có truyền thống văn hóa đặc trưng, nơi có sự giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây cùng sinh sống bên nhau. Đến Hà Giang bạn đừng bỏ qua cơ hội khám phá nét đẹp văn hóa đậm bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống.

Lễ cúng Thần Rừng của dân tộc Pu Péo Hà Giang

Lễ cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Pu Péo ở Hà Giang được tổ chức vào ngày 6/6 âm lịch hàng năm. Đối với người Pú Péo tục cúng thần rừng đã có từ rất lâu đời. Đối với đồng bào dân tộc Pú Péo thần rừng là vị thần đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất, thần rừng sẽ bảo vệ đồng bào và cầu mong cho họ một năm mùa màng bội thu. Đây được xem là nghi thức tâm linh truyền thống quan trong của người dân tộc Pu Péo, lễ cúng tạo  nên mối quan hệ gắn kết trong cộng đồng, làng bản, nâng cao ý thức gìn giữ khu rừng cấm, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào.

le-cung-than-rung-cua-nguoi-pu-peo-ha-giangLễ cúng thần rừng của người Pu Péo Hà Giang

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô

Một trong những lễ hội truyền thống ở Hà Giang mang tên lễ cúng tổ tiên của đồng bào dân tộc Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. Đây là một trong những nghi thức truyền thống của người Lô Lô được diễn ra hàng năm vào ngày 14 tháng 7 (Âm lịch) tại các gia đình trưởng họ. Đối với người Lô Lô tổ tiên là những người thuộc các thế hệ trước, đã sinh ra mình và chia thành hai hệ: tổ tiên gần (duỳ khế) – các ông tổ 3 đến 4 đời và tổ tiên xa (pờ xi) – những ông tổ từ đời thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi. Đồng bào người Lô Lô thường lập bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ về cội nguồn, biết ơn  tổ tiên, giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự cố kết cộng đồng gia đình, dòng họ, làng bản,..Đây là nghi lễ mang tính thiêng, đầy chất nghệ thuật của riêng người Lô Lô.

le-cung-to-tien-cua-nguoi-lo-lo-ha-giangLễ hiến tế tổ tiên của dân tộc Lô Lô

Lễ Cấp Sắc của người Dao

Lễ Cấp Sắc của người Dao được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm. Đối với người Dao họ quan niệm rằng, tất cả mọi đàn ông trưởng thành đều phải trải qua lễ cấp sắc, nếu chưa trải qua lễ cấp sắc dù già vẫn coi là trẻ con và chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Những người được cấp sắc sẽ được tham gia  các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái. Đối với người  Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ. Lễ Cấp sắc là một trong những nét văn hóa đặc trưng giàu bản sắc có tính giao dục cao, bảo tồn những giá trị của con người.

le-cap-sac-cua-nguoi-daoĐối với người Dao đàn ông cần phải trải qua lễ cấp sắc mới thực sự trưởng thành

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy của người Pà Thẻn ở huyện miền núi Bắc Quang và Quang Bình thường được tổ chức hàng năm vào thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, vào dịp thu hoạch vụ mùa khoảng tháng 10 tháng 11 âm lịch đến ngày rằm tháng giêng. Lễ hội tổ chức nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã ban phúc lành mang đến cho đồng bào một mùa vụ bội thu, tười tốt và cầu chúc cho năm sau mưa thuận gió hòa đời sống bà con ấm no hơn. Trong lễ hội các thanh niên Pà Thẻn chân trần thực hiện nghi thức nhảy bên đống lửa, thỉnh thoảng lại bốc than lên cho vào miệng nhai với mong muốn tạ ơn trời đất mang lại vụ mùa tốt tươi.

le-hoi-nhay-lua-pathen-ha-giangCác chàng trai nhảy múa cùng lửa nhằm tạ ơn trồi đất, thần linh

Lễ hội kéo chày của người dân tộc Pà Thẻn

Một trong những lễ hội khác vô cùng nổi tiếng ở Hà Giang đó chính là lễ hội kéo chày vô cùng độc đáo, nguyên sơ mà lại huyền bí. Lễ hội được diễn ra vào ngày 16/10 Âm lịch hàng năm.Theo các già làng dân tộc Pà THẻn, người thầy cầm chịch ở lễ hội “kéo chày” rất quan trọng. Người thầy phải là người giỏi về võ công, khỏe và phải luyện tập rất công phu, đồng thời phải biết niệm thần chú để cho chiếc chày được nâng lên khỏi mặt đất mặc dù rất nhiều thanh niên kéo chày xuống bằng mọi cách cũng không thể kéo được.Đây đưuọc xem là nét văn hóa truyền thống độc đáo vẫn luôn được gìn giữ và phát huy thể hiện nét đẹp trong văn hóa tâm linh của đồng bào nơi đây.

le-hoi-keo-chay-cua-nguoi-pa-then-ha-giangLễ hội Kéo chày độc đáo của dân tộc Pà Thẻn

Comments

About the Author
Bad Authentication data.