default-logo

Khám phá những lễ hội truyền thống đặc sắc ở SaPa

Comment are off

Sa Pa vùng núi cao hiền hòa với phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ tuyệt đẹp mà nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi nét văn hóa đặc trưng đầy màu sắc của đồng bào vùng cao. Đến Sa Pa bạn sẽ có cơ hội được hòa mình cùng những lễ hội độc đáo của đồng bào nơi đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu những lễ hội đặc sắc của đồng bào Sa Pa nơi đây nhé.

1. Hội Roóng Poọc của người Giáy

Một trong những lễ hội vô cùng đặc sắc của đồng bào người Giáy ở Sa Pa đó chính là lễ hội Roóng Poọc của người dân tộc Giáy. Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch, người Giáy ở Tả Van (huyện SaPa) lại mở hội Roóng Poọc với mong muốn cầu một mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, trời đất yên bình, mưa thuận, gió hoà.Trước đây, lễ hội ở Sa Pa này chủ yếu là lễ hội truyền thống đặc trưng của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm gần đây cùng với sự giao lưu văn hóa lễ hội độc đáo này đã trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa Sa Pa. Du khách tham gia lễ hội đặc biệt này sẽ được hòa mình vào các trò chơi, nhảy múa biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi và vui tươi.

le-hoi-roong-pooc-cua-nguoi-giay-sapa

Các trò chơi vui nhộn trong lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Sa Pa

2. Lễ Tết nhảy của người Dao ở Tả Van

Lễ tết nhảy múa một trong những lễ hội quan trọng của người Dao ở Tả Van. Thông thường lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch, nhưng điều đặc biệt hấp dẫn ở lễ hội đó là khâu chuẩn bị rất công phu và người dân trong bản dường như đã tập dượt trước cho lễ hội trước đó vài tháng. Lễ hội tết nhảy là buổi lễ cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”. Điều đặc biệt hấp dẫn trong lễ hội đó chính là 14 điệu nhảy múa của những nam thanh nữ tú được tuyển chọn, hay nghỉ lễ độc đáo do thầy cúng thực hiện. Lễ hội thể hiện được nét văn đậm đà bản sắc của người Dao nơi đây.

le-hoi-tet-nhay-o-sapa

Trai – gái Dao Đỏ hát giao duyên trong lễ hội Tết nhảy

3. Lễ hội “Nào Cống”

Lễ hội “Nào Cống” của là lễ hội đặc biệt được diễn ra vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch hàng năm. Vào những ngày này đồng bào các dân tộc người Mông, Dao, Giáy ở Mường Hoa đều nô nức tập trung về miếu thờ bản Tả Van đễ làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ Nào Cống cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội, những người đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ.

le-hoi-nao-cong-sapa

Lễ hội Nào Cống của người Giáy ngày nay đã trở thành lễ hội chung của đồng bào thung lũng Mường Hoa

4. Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”

Lễ hội đặc biệt ở Sa Pa của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục với đồng bào nơi đây phòng chống phá rừng.  Hiện nay, chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Trong buổi lễ, “Chẩu chiếu” – người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chăn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm. Sau khi được dân làng thảo luận sẽ được Chẩu chiếu tổng hợp thành quy ước riêng của làng, mọi người tự giác tuân theo.

le-hoi-nhan-song-va-nao-song

Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”

Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng Tả Van cũng như ở Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức lễ ăn ước tương tự gọi là lễ “Nào Sồng”, ngày cúng thường là ngày Thìn của tháng giêng. Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau..của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục với đồng bào nơi đây phòng chống phá rừng.  Hiện nay, chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Trong buổi lễ, “Chẩu chiếu” – người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chăn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm. Sau khi được dân làng thảo luận sẽ được Chẩu chiếu tổng hợp thành quy ước riêng của làng, mọi người tự giác tuân theo.

5. Lễ quét làng của người Xá Phó

Lễ hội quét làng của người Xá Phó được diễn ra vào ngày ngọ, mùi tháng hai âm lịch. Theo quan niệm của đồng bào nơi đây tháng hai là tháng ma đói, ma làng về đây phá hoại dân làng. Chính vì thế họ tổ chức lễ hội quét làng cầu mong năm mới được bình yên, hoa màu tốt tơi, súc vật không bị ốm chết. Trong dịp diễn ra lễ hội người dân mang gạo, con gà, hương, rượu đến bãi đất trống trong làng mổ làm lễ cúng. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. Những người tham gia lễ hội sẽ đều vẽ mặt mày dữ tợn nhằm xua đuổi đi những vận hạn trong năm sẽ được cuốn trôi theo dòng nước.

le-hoi-quet-lang-xa-pho

Các cô gái dân tộc trong lễ quét làng của người Xá Phó

Comments

About the Author
Bad Authentication data.