default-logo

Chùa Sùng Khánh: bảo vật Quốc gia ở Hà Giang

Comment are off

Đến Hà Giang mãnh đất linh thiêng nơi địa đầu của Tổ Quốc với vô vàn những điều thú vị luôn là ẩn chứa đầy cuốn hút mời gọi du khách khám phá. Có một ngôi chùa mang tên Sùng Khánh nổi tiếng được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Vậy điều gì đặc biệt tại ngôi chùa bảo vật này? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

chua-sung-khanh-ha-giang3Quang cảnh bên ngoài chùa Sùng Khánh

Chùa Sùng Khánh hay còn gọi là chùa làng Nùng tọa lạc trên đỉnh quả đồi phía bên cạnh là dòng sông Lô huyện thoại một thời, chùa thuộc thôn Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thị xã Hà Giang 9km. Thủa xa xưa, chùa Súng Khánh được xây dựng vào tháng giêng năm Bính Thân (1356). Đến năm 1367, Tạ Thúc Ngao – viên tướng nhà Trần đi kinh lý qua vùng đất này được nhờ soạn bài minh khắc trên bia đá chùa. Bài minh có tựa đề Sùng Khánh tự bi minh tịnh tự” (bài minh và bài tựa chùa Sùng Khánh”, nội dung bài minh cho biết rõ một Phụ đạo họ Nguyễn, dòng dõi quản lĩnh vùng này, cũng là người chủ xướng lập chùa Sùng Khánh.

chua-sung-khanh-ha-giangBản dịch nghĩa bài Minh Chuông chùa Sùng Khánh

Theo thời gian, cùng với sự công phá của chiến tranh ngôi chùa đã bị đổ nát. Ngồi chùa hiện nay được dân bản người góp công, người góp của xây dựng nên vào năm 1989, tọa lạc trên nền ngôi chùa cũ nhưng nhỏ và thấp hơn. Chùa có kiến trúc đơn giản, xây dựng theo hình chữ “Nhất”, chỉ gồm một gian chánh điện diện tích 26m2, cao 4.3 với một cửa chính và hai cửa phụ ở hai bên, vách gạch, lợp ngói có tường bao quanh.

Đặc biệt quý giá bên trong ngôi chùa đó chính là Bia chùa Sùng Khánh , bia được đặt trên một con rùa đá. Điểm độc đáo là trán bia được bao bọc trong băng trang trí hình cánh cung và được chia làm 3 ô. Trán bia này là một tổ hợp trang trí đặc biệt chưa từng thấy trên một tấm bia nào khác ở Việt Nam. Tấm bia thể hiện giá trị lịch sử lịch sử và văn hóa đặc biệt đối với quốc gia.

chua-sung-khanh-ha-giang2Tấm bia Sùng Khánh của Tạ Thúc Ngao

Chùa Sùng Khánh ngày nay cứ mỗi độ xuân về từ  ngày 3 và 4 tết bà con dân tộc trong vùng lân cận kéo về tụ hội vui xuân, các trò chơi được tổ chức vừa mang bản sắc dân tộc cổ truyền của dân địa phương như: ném còn, kéo co, vừa đan xen một số trò chơi thể thao hiện đại như: bóng đá, bóng chuyền. Đi du lịch Hà Giang bạn có thể ghé thăm ngôi chùa nơi cất giữ bảo vật quý giá của quốc gia được tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của cha ông ta. Chắc chắn sẽ là trải nghiệm đầy thú vị và ý nghĩa trong chuyến khám phá vùng cao nguyên đá Hà Giang.

Comments

About the Author
Bad Authentication data.