default-logo

Chợ tình Khau Vai nơi hò hẹn của đôi lứa

Comment are off

Hà Giang mãnh đất hùng vĩ không chỉ có những cảnh quan tuyệt diệu mê hoặc du khách, nơi đây còn có những phiên chợ tình thể hiện nét văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây. Có một phiên chợ mang tên chợ tình Khau Vai nổi tiếng có từ 100 năm trước đã luôn là điểm hò hẹn của những cặp đôi lứa yêu nhau nhưng không trọn kíp nên duyên vợ chồng.

Chợ tình Khau Vai hay còn gọi là là chợ Phong Lưu, chợ Khau Vai phiên chợ lâu đời có từ những năm 1919. Chợ năm ngay ở xã  Khau Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, Việt Nam và chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch.

cho-tinh-khau-vaiRộn ràng phiên chợ tình Khau Vai

Chợ tình Khau vai bắt nguồn từ truyền thuyết về tình yêu của chàng trai người Nùng và cô gái người Giáy. Đó là chàng Ba và cô Út. Chàng Ba nổi tiếng khôi ngô tuấn tú, đàn hay, thổi sáo giỏi nhưng gia cảnh lại nghèo. Cô út xinh đẹp con gái của một tộc trưởng của người Giáy sinh sống ở nơi đây. Hai người đem lòng yêu mếm nhau nhưng gia đình cô gái không chấp nhận gia cảnh nghèo khó của chàng trai mà quyên quyết ngăn cản tình yêu đôi lứa đang sâu đậm của đôi trai gái. Vì yêu nhau quá đậm sâu chàng Ba đưa cô Út lên hang núi Khau Vai sống. Tuy nhiên, gia đình tộc trưởng mất con mang lòng căm ức đem súng kíp, cung nỏ sang nhà chai chửi mắng cha mẹ chàng Út. Đau lòng chàng Út phá lệ đưa cô gái lên rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.

Khi đôi trai gái chia xa, họ cắt máu ăn thề. Dù không đến được bên nhau nhưng mỗi nắm cứ vào ngày 27/3 họ sẽ tìm về bên nhau và hát cho nhau nghe, kể với nhau những điều thầm kín trong suốt một năm ấp ủ. Cứ như vậy, ngày cuối cùng họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa ôm chặt nhau và cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3- ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là “miếu Bà” và “miếu Ông” ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái.

Kể từ đó cứ đến ngày 27/3 hàng năm những đôi trai gái yêu nhau nhưng vì một lý do gì đó không đến được với nhau, nay mỗi người đều nên duyên phận riêng lại tìm đến nhau vào ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự và thông báo cho nhau nghe về cuộc sống riêng của mỗi người. Lúc đâu phiên chợ gần như không có người mua kẻ bán, mà chỉ còn một số quán ăn phục vụ những người về đây họp chợ. Có những đôi vợ chồng cùng về tham gia chợ tình KHau Vai, nhưng đến nơi vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.

cho-tinh-khau-vai2Cưỡi ngựa về tham gia chợ tình Khau Vai

Phiên chợ tình Khau Vai sau bóng chiều tà rộn rã những âm thanh nhộn nhịp của tiếng nói cười, đi lại và gọi nhau cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Phiên chợ tình Khau Vai càng về đêm càng trở nên sâu lắng, chỉ còn tiếng trò chuyện thì thầm của các đôi trai gái và tiếng khén, tiếng hát say sưa mời gọi bán tình nhắn nhú những ưu thương vang vọng đâu đầy từ những ngọn núi, đồi xa xa.

cho-tinh-khau-vai4

Chợ tình Khau Vai là nơi để trai làng gái bản gặp gỡ giao lưu

Đến chợ tình Khau Vai ngày này nét thương mại hóa một phân đã làm phai đi nét đẹp trong văn hóa chợ tình của những năm trước đây. Tuy nhiên, chợ tình Khau Vai vẫn còn mang nhiều nét đẹp chắc chắn sẽ mang đến những điều thú vị dành cho du khách khi có dịp tham gia phiên chợ tình Khau Vai nổi tiếng tại mãnh đất nơi địa đầu tổ quốc.

Comments

About the Author
Bad Authentication data.